Phòng
ngừa đau lưng do tư thế
Đau
lưng là hội chứng thường gặp do rất nhiều nguyên nhân
trong
đó phải kể đến nguyên nhân tại cột sống: thoát vị
đĩa đệm, thoái
hóa
đốt sống lưng (hay gọi đau lưng ngoài căn nguyên cột
sống) và đau
lưng
do tư thế. Sau đây xin giới thiệu bài viết về dự
phòng đau lưng do
tư
thế.
Vì
sao lại đau lưng do tư thế?
Về
cấu trúc, giải phẫu định khu vùng thắt lưng có một
dải dây chằng
xuất
phát từ cột sống thắt lưng chạy chếch ra phía bên
dưới tới bám vào cốt
mạc
của mào xương chậu ở đoạn 1/3 sau. Dây chằng này rất
chắc, được xem
như
một dây néo của cột buồm là cột sống thắt lưng. Nếu
dây chằng này bị
căng
kéo quá mức sẽ bị suy kiệt lực, từ đó phát sinh hội
chứng đau. Đây là
loại
đau lưng căn nguyên ngoài cột sống, được gọi là hội
chứng thắt lưng -
chậu.
Hội chứng này thường bị bỏ qua với chẩn đoán nhầm
là đau do thoái
hóa
đĩa đệm - cột sống hay đau dây thần kinh hông to. Người
bệnh phải chịu
đựng
đợt đau cấp tính có khi phải cấp cứu hay đau dai dẳng
kéo dài, mất khả
năng
lao động, gây tâm lý lo âu, thất vọng.
Hội
chứng đau gần giống hội chứng đau thắt lưng hông,
nhưng có
nguồn
gốc do viêm cốt mạc - dây chằng thắt lưng - chậu. Dựa
trên công
trình
nghiên cứu hơn 163 bệnh án, lần đầu tiên vào năm 1979,
G.G.
Hirsehberg
cùng với L. Proetscher. F. Natem đã đề xuất hội chứng
thắt lưng
-
chậu. Do nhiều tác giả nghiên cứu quan tâm nên hội
chứng này còn có
những
tên khác nhau như hội chứng đau dây thần kinh hông giả,
đau chậu -
đùi
- cẳng chân - giả dây thần kinh hông to.
Làm
thế nào để nhận biết bệnh?
Vì
vùng này là khu vực tập trung, khu trú của nhiều bệnh
khác nhau,
dễ
nhầm lẫn trong chẩn đoán nên cần hỏi tỉ mỉ và cẩn
thận. Điều quan trọng
là
để bệnh nhân chỉ vị trí đau chính xác. Đặc trưng
cho hội chứng này là đau
ở
phần thấp và thường là một bên của cột sống thắt
lưng, lan xuống phần
ngoài
đùi, đôi khi lan xuống cẳng chân và vùng bẹn. Chú ý
những yếu tố
thuận
lợi phát sinh bệnh này là vẹo cột sống, quá ưỡn thắt
lưng, đi khập
khễnh,
hai chi dưới không cân bằng, các di chứng của tai nạn,
làm việc quá
sức,
mang thai hoặc quá trình thoái hóa đĩa đệm cột sống
của người phụ nữ
trên
50 tuổi, hoàn cảnh nghề nghiệp, đời sống liên quan.
Sờ
nắn vào 1/3 sau của mào chậu là có thể tái hiện được
đau và từ đó
phát
hiện sự tồn tại của viêm cốt mạc - dây chằng thắt
lưng - chậu. Dùng
ngón
tay trỏ và ngón tay giữa quặp móc tỳ mạnh vào vùng
vồng lên của cốt
mạc
dây chằng thắt lưng - chậu. Nếu gây được đau thì đó
là triệu chứng đặc
trưng
của hội chứng thắt lưng - chậu.
Muốn
phát hiện được triệu chứng này phải khám ở 3 tư
thế: nằm sấp
gù
lưng, nằm ngửa co gối dạng chân và nằm nghiêng, để
tạo tình trạng mềm
giãn
cơ dây chằng sau tới mức tối đa.
Sờ
nắn kết hợp với khám đoạn chậu hông - cột sống
chuyển động theo
tư
thế đứng, quan sát từ phía lưng, động tác gấp thân
sẽ kéo theo sự căng
giãn
dây chằng thắt lưng chậu. Từ tư thế này xoay và
nghiêng bên kết hợp
với
gấp nhằm tác động vào dây chằng thắt lưng- chậu một
lực kéo mạnh gây
đau
ở phía bên có viêm cốt mạc - dây chằng thắt lưng -
chậu. Sau đó phát
hiện
vùng đau ở phía ngoài chi dưới.
Ấn
trên đường đi của cân đùi và cơ cẳng chân trước có
thể tái hiện
đau
trội lên một cách tự nhiên. Định khu đau này là ở
ngoài khớp, không
liên
quan đến dải da cảm giác chính xác nào mà là đau chậu
hông - đùi -
cẳng
chân có điểm xuất phát đau bao giờ cũng từ mào chậu.
Tới đây hội
chứng
thắt lưng - chậu được coi như là thể hoàn chỉnh của
bệnh. Có trường
hợp
lan tràn đau chỉ tới vùng mặt ngoài đùi, nhưng hiếm
thấy chỉ đau đơn
độc
vùng cơ cẳng chân.
Tất
nhiên muốn xác định rõ thì cần chẩn đoán loại trừ
những bệnh
tương
tự lân cận dễ nhầm với hội chứng thắt lưng - chậu.
Chụp
Xquang thường có thể thấy những hình ảnh tổn thương
khi chụp
vùng
lưng - chậu như: vôi hóa ở chỗ bám cốt mạc (gai xương)
rất hay gặp
(92%)
nhưng có khi vôi hóa ở chính dây chằng thắt lưng - chậu;
đậm đặc bờ
điểm
mào chậu. Hình “gai cây hồng” do cốt mạc bị kéo.
Hình “mỏ chim”
của
vôi hóa dây chằng thắt lưng chậu và cùng kết hợp với
đậm đặc bờ điểm
mào
chậu.
Những
thể bệnh: Trên thực tế lâm sàng có một số thể không
có đầy đủ
những
triệu chứng của viêm cốt mạc - dây chằng thắt lưng -
chậu như thể
chậu
- đùi chỉ xâm phạm đến cân đùi. Thể chậu - đùi -
cẳng chân có sự tham
gia
của cơ cẳng chân trước. Thể đau bẹn: đau thất thường
không thành một
dạng
nhất định và không có dấu hiệu khám xét khách quan
thuần nhất.
Phương
pháp nào điều trị đau lưng do tư thế?
Điều
trị cấp cứu đối với những thể cấp chuyển thành
thể tăng cảm
đau,
giả liệt: cho điều trị triệu chứng như nằm nghỉ
hoàn toàn, phong bế
vùng
viêm cốt mạc - dây chằng thắt lưng - chậu phối hợp
với gây tê cục bộ
dịch
treo corticoid. Hirschberg đã dùng dung dịch dextrose 20% đạt
kết quả
tốt.
Phong
bế phải đạt được yêu cầu là đưa thuốc tới những
sợi dây chằng
cốt
mạc, ngoài ra cho kết hợp thêm các thuốc chống viêm
không steroid và
các
thuốc giãn cơ.
Điều
trị căn nguyên: Giai đoạn cấp chỉ qua mấy ngày là hết,
do vậy
cần
điều trị sát với nguyên nhân của hội chứng. Dù
nguyên nhân nào khi
bệnh
chuyển sang thể bán cấp, ít nhiều mạn tính và tái phát
thì đều có thể
dùng
thuốc giảm đau và nằm nghỉ bệnh cũng tạm lui.
Đối
với những ca tăng cảm đau tái phát dai dẳng mà điều
trị nội khoa
kém
tác dụng thì phải chỉ định phẫu thuật cắt dây chằng
- thắt lưng - chậu.
Điều
đáng quan tâm là đòi hỏi sự nhẫn nại, tỉ mỉ của
thầy thuốc khám
bệnh
và người bệnh cũng phải kiên trì phối hợp với thầy
thuốc để xác định
vị
trí, cường độ, kiểu lan xiên của chứng đau.
Cần
thật khách quan, không nên định kiến cho rằng tất cả
những
chứng
đau ở khu vực thắt lưng này đều tất cả là do thoái
hóa đĩa đệm - cột
sống
thắt lưng hay đau dây thần kinh hông to.
Để
phòng tránh mắc hội chứng này, trong lao động nghề
nghiệp buộc
phải
dùng lực kéo mạnh và dài hơi vùng thắt lưng, cần đặc
biệt chú trọng
đến
tư thế vận động và điều hòa lực thích hợp với sức
khỏe của cơ thể.