Phòng
và điều trị bệnh
thoái
hóa cột sốn
g
Thoái
hóa cột sống là bệnh lý mà hầu hết chúng ta đều mắc
phải. Đây là
một
quá trình lão hóa cột sống xảy ra đồng thời với sự
già đi của cơ thể.
Bệnh
gây đau khớp, viêm khớp, hẹp khe khớp, mọc gai xương ở
các đốt
sống,
làm giảm sức khỏe và chất lượng cuộc sống của
người bệnh.
Cột
sống gồm 33 - 34 đốt sống, trong đó có 7 đốt sống
cổ, 12 đốt sống ngực,
5
đốt sống thắt lưng, các đốt sống cùng và cụt dính
liền với nhau và tạo
thành
xương cùng và xương cụt. Các đốt sống kết nối với
nhau bằng các
dây
chằng và được nâng đỡ bởi hệ thống cơ từ xương
sọ tới xương chậu.
Phía
sau cột sống là ống sống, bên trong ống sống chứa tủy
và các rễ thần
kinh,
mạch máu.
Cột
sống bị thoái hóa như thế nào?
Thoái
hóa cột sống không phải là một bệnh mà là tình trạng
lão hóa của
xương
khớp. Cột sống đồng thời vừa phát triển vừa thoái
hóa trong suốt quá
trình
phát triển của cơ thể, nhưng tùy theo lứa tuổi mà sự
phát triển hay sự
thoái
hóa nhiều hơn. Người ta thấy rằng cột sống bắt đầu
thoái hóa từ năm 2
tuổi,
sau đó tuổi càng cao thì quá trình thoái hóa càng nhiều.
Sự thoái hóa
làm
cho bao xơ của đĩa đệm bị dòn và nứt nẻ, tạo khe hở
cho nhân nhầy ở
bên
trong thoát ra ngoài, gây nên thoát vị đĩa đệm. Các dây
chằng thoái hóa
cũng
bị dòn, cứng, giảm độ đàn hồi, phình to ra, chất vôi
lắng đọng lại hoặc
hóa
xương trở nên sần sùi, chèn ép vào các rễ thần kinh
trong ống sống hoặc
trong
lỗ liên hợp, hay chèn vào các đầu dây thần kinh có
ngay trong các dây
chằng
gây ra chứng đau.
Ảnh
minh họa
Các
yếu tố nguy cơ tác động lên quá trình thoái hóa cột
sống gồm: ô nhiễm
môi
trường, các hóa chất độc hại trong thức ăn, nước
uống, các chất kích
thích
như thuốc lá, rượu, bia, bệnh viêm khớp... làm cho quá
trình thoái hóa
diễn
ra nhanh hơn, nặng hơn. Những người ít vận động, làm
các công việc
có
cử động đơn điệu lặp đi lặp lại, người béo
phì... cũng làm quá trình thoái
hóa
của cột sống ngày càng trầm trọng.
Thoái
hóa cột sống có thể gây ra các bệnh đi kèm như thoái
hóa dây chằng
và
mấu khớp, thoái hóa dạng chồi xương thân đốt sống,
thoát vị đĩa đệm...
Bệnh
thoái hóa cột sống thường gặp ở người trên 30 tuổi,
nhưng mỗi lứa
tuổi
thường có loại bệnh đặc trưng như: thoát vị đĩa đệm
gặp nhiều ở độ tuổi
30
- 40; thoái hóa dây chằng lại hay xảy ra ở những người
50 - 60 tuổi; thoái
hóa
thân đốt sống và thoái hóa phì đại khớp thường thấy
ở lứa tuổi trên 60...
Thoái
hóa cột sống gây ra thoát vị đĩa đệm, từ đây sinh
ra gai cột sống và
đau
thần kinh tọa.
Gai
cột sống: thoái hóa cột sống làm cho thoái hóa bao xơ
của đĩa đệm, dẫn
đến
bao xơ bị dòn, nứt nẻ, tạo khe hở để nhân nhầy
thoát ra ngoài, gây nên
thoát
vị đĩa đệm. Khối thoát vị lồi ra kéo theo màng xương
cạnh nó, sau một
thời
gian xương sẽ mọc ra theo tạo thành những vành xương
tạo thành “gai
cột
sống”. Chụp X-quang sẽ thấy hình ảnh những cái gai
nhọn. Trường hợp
khối
thoát vị đĩa đệm gây đau nặng hay tê yếu, bệnh nhân
phải đi khám và
được
điều trị sớm nên tránh được gai cột sống. Trái lại
các khối thoát vị
không
gây ra triệu chứng gì do không gây chèn ép vào thần kinh
nên bệnh
âm
thầm tiến triển tạo ra những cái “gai cột sống”.
Tuy nhiên chỉ những
trường
hợp “gai cột sống ” gây đau mới cần phải phẫu
thuật cắt bỏ gai.
Đau
thần kinh tọa: dây thần kinh tọa còn gọi là dây thần
kinh hông to là dây
thần
kinh to nhất của cơ thể, nó được tạo thành bởi các
rễ thần kinh của vùng
thắt
lưng hợp lại, chạy dọc theo mặt sau mông, đùi xuống
chân. Một nguyên
nhân
gây đau thần kinh toạ là do thoát vị đĩa đệm cột
sống thắt lưng gây ra.
Khi
khối thoát vị chèn ép vào các rễ tạo thành thần kinh
tọa sẽ gây ra đau
thần
kinh tọa. Biểu hiện đau thần kinh tọa là đau từ thắt
lưng lan xuống
mông,
xuống chân, có thể kèm theo tê, yếu chân hoặc teo cơ.
Tuy nhiên, đau
thần
kinh tọa còn có thể do các nguyên nhân khác như: hẹp ống
sống, viêm
khớp
cột sống, viêm đĩa đệm, viêm thần kinh tọa, u thần
kinh tọa gây ra.
Khối
thoát vị đĩa đệm ở vùng cổ thì có thể gây ra đau
cổ, vai, tay; thoát vị ở
vùng
ngực gây đau thần kinh liên sườn; thoát vị đoạn thắt
lưng gây ra đau, tê
hoặc
yếu liệt chân.
Thoái
hóa cột sống còn có thể gây ra đau lưng, đau cổ hoặc
gây ra đau thần
kinh
tọa và các bệnh lý khác mà không cần phải có thoát vị
đĩa đệm.
Cách
phòng và chữa bệnh
Phòng
bệnh cần thực hiện các biện pháp: giảm cân nặng,
chống béo phì.
Thường
xuyên luyện tập thể dục thể thao nhẹ nhàng, 3 lần một
tuần hay tốt
nhất
là hàng ngày làm giảm đáng kể nguy cơ thoái hóa cột
sống. Thực hiện
chế
độ ăn đảm bảo dinh dưỡng hợp lý, phòng chống loãng
xương, tránh
dùng
các phụ gia độc hại trong thực phẩm. Hạn chế hoặc
bỏ hút thuốc, rượu
bia.
Lao động phù hợp với sức khoẻ, những nghề có thể
gây thoái hóa cột
sống
sớm như khuân vác, gánh nặng, đội nặng... cần kiểm
tra thường xuyên
để
điều trị kịp thời các tổn thương cột sống.
Về
điều trị: sử dụng các phương pháp không dùng thuốc
như châm cứu, bấm
huyệt,
xoa bóp, chườm ngải cứu, dán cao, thuốc bôi, xoa ngoài...
Điều
trị nội khoa, có thể dùng một hoặc vài loại phối hợp
trong số các thuốc
sau:
acetaminophen, salicylat, diclofenac, các thuốc chống viêm
không
steroid
khác. Thuốc bổ sung chất nhầy cho khớp như những chế
phẩm có
cấu
trúc phân tử gần giống như dịch khớp. Thuốc dinh dưỡng
sụn khớp:
glucosamine,
sụn cá mập có tác dụng tăng cường tái tạo sụn, ức
chế các men
phá
hủy sụn, giảm dần quá trình viêm đau khớp, làm chậm
quá trình thoái
hóa
khớp. Phẫu thuật điều trị thoát vị đĩa đệm, cắt
bỏ gai cột sống, giải
phóng
chèn ép thần kinh.